Các luật khác quản lý hàng nhập khẩu

Quyền hạn chế nhập khẩu nông sản và hàng dệt

Các hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay và luật triển khai hiệp định buộc Mỹ phải đưa ra những hạn chế đối với nông sản và hàng dệt. Trước đây, điều 204 của Luật Nông nghiệp Mỹ năm 1956 ủy quyền cho tổng thống tham gia đàm phán các hiệp định với với các chính phủ nước ngoài để hạn chế xuất khẩu nông sản và hàng dệt sang Mỹ. Quyền này được sử dụng rộng rãi trước khi Vòng đàm phán Urugoay kết thúc năm 1994.

Hiệp định Ða sợi/Hiệp định Hàng dệt may: Hiệp định đa sợi (Multifiber agreement-MFA), một hiệp định quốc tế đã có hiệu lực tháng 1 năm 1994, cho phép các thành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm thiết lập những hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Hiệp định MFA, được thương lượng căn cứ điều 204 của luật năm 1956, nhằm giúp các nước nhập khẩu hàng dệt đối phó với những sự can thiệp thị trường như làn sóng nhập khẩu khi dành cho các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển thị phần hàng dệt may lớn hơn. Ðược gia hạn thêm 6 lần, hiệp định MFA đã hết hạn ngày 32/12/1994 và ngay lập tức được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may (ATC) trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay.

Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Tất cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của hiệp định ATC, cho dù họ chưa hoặc đã ký vào MFA hay không, và chỉ các nước thành viên của WTO mới đủ tiêu chuẩn để tự do hoá các lợi ích của hiệp định.

Hiệp định hàng dệt may song phương được đàm phán giữa các nước xuất khẩu và các nước cung cấp theo MFA vẫn còn hiệu lực trong thời gian chuyển đổi đến năm 2005. Hiện nay Mỹ có hạn ngạch hàng dệt may với 47 nước. Trong số đó 38 nước không phải là thành viên WTO và do đó sẽ không được hưởng lợi ích từ việc dỡ bỏ những hạn ngạch và những hạn chế được cụ thể hoá trong ATC. Các nước không phải là thành viên như Trung Quốc, Nga, và các nước khác sẽ tiếp tục là đối tượng của hiệp định dệt may song phương. Việc nhập khẩu hàng dệt từ Canada và Mehico sẽ được điều chỉnh trong NAFTA.

Nông nghiệp và Luật Hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay: Ðiều 401 của Luật hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay đã làm thay đổi luật của Mỹ để cấm các hình thức hạn chế số lượng hoặc lệ phí đối với việc nhập khẩu nông sản được soạn thảo giữa các thành viên của WTO. Từ khi thoả thuận thành lập WTO có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, mới chỉ có lúa mì được chấp nhận lệnh cấm này.

Các hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay về nông nghiệp yêu cầu các thành viên của WTO cam kết giảm trợ giá xuất khẩu và trợ giá trong nước, và cải thiện việc tiếp cận thị trường. Hiệp định thiết lập các quy chế và cam kết cắt giảm sẽ được thực hiện trong vòng 6 năm đối với các nước phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển. Mỹ đã đồng ý trong khuôn khổ của WTO để chuyển việc áp dụng hạn ngạch và lệ phí đối với nông sản sang thuế định ngạch, và giảm dần thuế quan.

Thuế định ngạch đối với Sản phẩm Ðường: Trong khi Mỹ luôn luôn là nước nhập khẩu ròng sản phẩm đường, kể từ năm 1934 đã có những hạn chế đối với đường nhập khẩu để thúc đẩy ngành mía đường và củ cải đường trong nước. Hệ thống bảo hộ nhập khẩu đã duy trì được giá đường cao hơn giá thế giới.

Ðể chương trình đường của Mỹ phù hợp với GATT, và sau đó là Hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay, hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với đường nhập khẩu đã chuyển sang hiệp định thuế định ngạch năm 1990. Do kết quả của các Vòng đàm phán Thương mại Ða phương Urugoay, hai loại thuế định ngạch đã được đưa vào áp dụng, một loại áp dụng đối với đường chế biến từ mía, và một loại áp dụng đối với các loại đường khác và mật đường.

Theo quy định của hệ thống thuế định ngạch, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp sẽ xác định lượng đường có thể nhập khẩu với thuế suất nhập khẩu thấp hơn, và Ðại diện Thương mại Mỹ sẽ phân bổ số lượng này cho 40 nước xuất khẩu đường đủ tiêu chuẩn. Lượng nhập khẩu phân bổ cho các nước trong chương trình GSP, CBI, và ATPA được miễn thuế. Chứng nhận đủ tiêu chuẩn hạn ngạch (Certificates of Quota Eligibility-CQE) phát cho các nước xuất khẩu phải được thực hiện và hoàn lại trong từng đợt nhập khẩu đường để nhận đãi ngộ hạn ngạch.

Lượng nhập khẩu đường vượt quá mức cho phép sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Mỹ đã thoả thuận trong Vòng đàm phán Urugoay không giảm lượng đường nhập khẩu và giảm 15% mức chênh lệch thuế đường nhập khẩu trong 6 năm. Ðường nhập khẩu từ Mêhico và Canada được điều chỉnh theo các điều khoản của NAFTA.

Thuế định ngạch cũng được áp dụng đối với thịt nhập khẩu, trước đây là đối tượng bị hạn chế theo Luật Nhập khẩu Thịt. Thuế định ngạch thay thế hạn ngạch nhập khẩu được luật này quy định khi mức nhập khẩu thịt vượt quá một mức nhất định. Luật Nhập khẩu Thịt đã bị bãi bỏ do đó luật của Mỹ trở nên phù hợp với Hiệp định Nông sản trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay.

Quyền Hạn chế Nhập khẩu theo các Luật Môi trường

Dưới đây là tình hình của một số luật nổi tiếng nhất của Mỹ có sử dụng những hạn chế nhập khẩu để khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng, và các loài bị nguy hiểm khác.

Luật Bảo vệ Ðộng vật biển có vú 1972 (MMPA): Kể từ năm 1990 Mỹ đã cấm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng được đánh bắt ở phía đông Thái bình dương nhiệt đới, trừ những nước đã cấm thuyền đánh cá của họ sử dụng các loại lưới túi khi đánh bắt, một hành động có trách nhiệm đối với tình trạng tàn sát hàng trăm ngàn con cá voi mỗi năm. Tàu đánh cá của Mỹ cũng bị cấm tương tự kể từ năm 1972. Các hội đồng của GATT đã hai lần đã phán quyết luật này đã vi phạm những giao ước của GATT, nhưng chưa có quyết định nào được thừa nhận chính thức.

Chính phủ Clinton ủng hộ Tuyên bố Panama 1995, đã đưa các biện pháp bảo tồn tự nguyện do 12 quốc gia ký kết vào thực hiện ở khu vực đông Thái bình dương nhiệt đới, nơi mà số lượng cá voi bị giết đã giảm xuống dưới 3000 vào năm 1996. Nhưng tuyên bố này có thể sẽ yêu cầu thay đổi MMPA, bao gồm việc gỡ bỏ cấm vận, và điều gây tranh cãi nhất, định nghĩa lại nhãn “cá voi an toàn” gắn trên các hộp cá ngừ. Luật triển khai Tuyên bố Panama đã được Hạ nghị viện thông qua nhưng lại gặp trở ngại tại Thượng nghị viện.

Ðiều 609 của Luật Chung của Mỹ 101-162: Khi Bộ Ngoại giao gần đây giải thích luật này, Mỹ đã cấm nhập khẩu tôm tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm hoặc đe doạ đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng nhận đã yêu cầu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị ngăn rùa biển. Các thuyền đánh bắt tôm của Mỹ cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự. Bộ Ngoại giao thông báo danh sách các nước được chứng nhận hàng năm vào ngày 1 tháng 5. Một số nước đã không thừa nhận lệnh cấm này tại WTO, tại đây Hội đồng Giải quyết Tranh chấp sẽ giải quyết vụ này trước tháng 12 năm 1997.

Ðạo luật về các Loài Ðộng vật bị nguy hiểm năm 1973: Luật này cho phép Bộ Nội vụ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được coi là bị nguy hiểm hoặc bị đe doạ.

Ðiều 8 của Luật bảo vệ của Fishermen năm 1976, được sửa đổi, “Luật sửa đổi bổ sung Pelly”: Theo luật này, Tổng thống có quyền cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào từ bất kỳ một nước nào tiến hành những hoạt động đánh bắt hoặc tham gia vào buôn bán hải sản làm giảm hiệu quả của các chương trình quốc tế về bảo tồn hải sản hoặc các chương trình quốc tế về các loài động vật bị nguy hiểm hoặc bị đe doạ. Dựa trên Luật sửa đổi bổ sung Pelly, tổng thống Clinton đã cấm một số hàng nhập khẩu từ Ðài loan sau khi chính phủ của ông xác định rằng đảo quốc này đang buôn bán sừng tê giác và xương hổ, vi phạm Công ước Thương mại quốc tế về buôn bán động vật bị nguy hiểm. Những lệnh trừng phạt theo Luật sửa đổi bổ sung Pelly cũng được đe doạ áp dụng đối với một số nước đánh bắt cá voi.

Luật Cưỡng chế Ðánh bắt Cá bằng Lưới nổi Ngoài khơi: Theo luật này, tổng thống có quyền cấm nhập khẩu sò biển, cá và các sản phẩm từ cá, và các thiết bị câu cá thể thao từ bất cứ nước nào mà chính phủ của ông xác định là đã vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về đánh bắt cá bằng lưới nổi.

Luật bảo tồn chim rừng năm 1992: Bộ trưởng Nội vụ được ủy quyền cấm nhập khẩu các loài chim hiếm đã được đưa vào bất kỳ một phụ lục nào theo Công ước Thương mại Quốc tế về buôn bán động vật bị nguy hiểm.

Hạn chế Nhập khẩu liên quan đến An ninh Quốc gia

Ðiều 232 của Luật Mở rộng Thương mại năm 1962 cho phép tổng thống áp đặt những hạn chế đối với hàng nhập khẩu đe dọa đến an ninh quốc gia. Luật này thỉnh thoảng được sử dụng, đáng chú ý nhất là nhằm ấn định hạn ngạch và lệ phí đối với dầu mỏ nhập khẩu và để cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu lọc từ Libya.

Quyền liên quan đến Cán cân Thanh toán

Ðiều 122 của Luật Thương mại năm 1974 cho phép tổng thống có quyền tăng hoặc giảm nhập khẩu để đối phó với sức ép cán cân thanh toán. Tổng thống có thể thắt chặt những hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch hoặc thuế phụ thu nhập khẩu 15% trên giá trị, hoặc kết hợp cả hai. Luật này chưa bao giờ được sử dụng.

Các Tiêu chuẩn Sản phẩm

Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm, danh sách và các thủ tục phê chuẩn, và hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở hoạt động thương mại và có thể được sử dụng để đối xử phân biệt đối với hàng nhập khẩu. Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật, còn được gọi là Bộ luật Tiêu chuẩn, được thương lượng trong các vòng đàm phán Tokyo của GATT kết thúc năm 1979, thiết lập những quy tắc quốc tế đầu tiên để các chính phủ chuẩn bị, chấp nhận, và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận.

Các Vòng đàm phán Urugoay dựa trên Bộ luật Tiêu chuẩn, thiết lập Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định mới này yêu cầu loại bỏ các hàng rào dưới hình thức tiêu chuẩn hoá sản phẩm quốc gia và hoạt động kiểm định, và các thủ tục đánh giá mức độ phù hợp.

Luật của Mỹ liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại trên cớ sở các hiệp định của GATT và WTO. NAFTA có những điều khoản riêng liên quan đến các tiêu chuẩn sản phẩm.

Mua sắm của Chính phủ

Các chính phủ là những người mua hàng lớn nhất trên thế giới — kể cả khi không tính đến việc mua hàng quân sự. Hầu hết thị trường khổng lồ này trước đây bi đóng kín đối với các nhà cung cấp nước ngoài bằng những biện pháp khác nhau để ưu đãi các nhà sản xuất trong nước.

Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ trong khuôn khổ GATT năm 1979 là một nỗ lực lớn nhằm mở cửa việc mua sắm của chính phủ. Hiệp định này tìm cách hạn chế sự đối xử phân biệt đối với các nhà cung cấp nước ngoài trong tất cả các giai đoạn của quá trình mua sắm. Bộ luật Mua sắm của Chính phủ được thiết lập bởi hiệp định qui định các nước tham gia ký kết phải thực hiện hàng loạt các bước để mở cửa quy trình mua sắm của chính phủ của các nước đó.

Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ của WTO (GPA) năm 1994, dựa trên bộ luật năm 1979, đã có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1996. Hiệp định này quy định các cơ quan chính phủ trung ương của các nước thành viên phải tuân theo những thủ tục không phân biệt đối xử, công bằng và minh bạch trong mua sắm hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả dịch vụ xây dựng. Hiệp định này còn áp dụng đối với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước.

Hiệp định GPA yêu cầu thiết lập một hệ thống khuyến khích đấu thầu trong nước và đưa ra một sự linh hoạt bổ sung để cung cấp những cải tiến trong các kỹ thuật mua sắm. Hiệp định này còn cho phép từng nước đã ký kết được đàm phán các vấn đề trên cơ sở tương hỗ, song phương với các nước thành viên khác. Mỹ đã ký kết hiệp định trọn gói toàn diện với một số nước.

GPA là một “hiệp định đa phương”, có nghĩa là các thành viên của hiệp định này là những nước đã ký cụ thể. Hiệp định GPA hiện nay có 26 thành viên, bao gồm Mỹ và hầu hết các nước công nghiệp khác.

NAFTA có riêng các điều khoản để loại trừ sự phân biệt đối xử trong mua sắm của chính phủ.

Quốc hội Mỹ đã thông qua một luật vào năm 1988 yêu cầu tổng thống phải đệ trình một báo cáo hàng năm lên Quốc hội nêu đích danh các nước đã ký hiệp định mua sắm của chính phủ vi phạm các nghĩa vụ của họ, và các nước chưa ký đang phân biệt đối xử đối với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ. Tổng thống được ủy quyền quy định các thủ tục giải quyết tranh chấp của với các nước thành viên WTO đã ký kết và đưa ra những hình phạt đối với các nước chưa ký kết hiệp định vi phạm. Luật này đã hết hạn năm 1996. Chính phủ Clinton đang xem xét lại xem có nên gia hạn hiệu lực bằng quyền hành pháp của tổng thống hay không.

hotline

Let’s get in touch!

Viber Zalo Messenger